Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 khối Trung học Phổ thông do sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức là một trong những kỳ thi quan trọng bậc nhất trong quá trình học tập của học sinh tỉnh nhà, đánh dấu quá trình tốt nghiệp khối Trung học Cơ sở và là căn cứ để xét tuyển các em vào các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một trong những môn thi rất quan trọng và bắt buộc trong kỳ thi này chính là môn Toán. Để quý thầy, cô giáo, quý vị phụ huynh và các em học sinh tham khảo, toanmax.vn giới thiệu nội dung đề thi và lời giải chi tiết đề thi tuyển sinh vào lớp 10 hệ THPT năm học 2019 – 2020 môn Toán sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu, kỳ thi được diễn ra vào ngày 13/06/2019.
Trích dẫn đề tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2019 – 2020 môn Toán sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu:
+ Có một vụ tai nạn ở vị trí B tại chân của một ngọn núi (chân núi có dạng đường tròn tâm O, bán kính 3 km) và một trạm cứu hộ ở vị trí A (tham khảo hình vẽ). Do chưa biết đường đi nào để đến vị trí tai nạn nhanh hơn nên đội cứu hộ quyết định điều hai xe cứu thương cùng xuất phát ở trạm đến vị trí tai nạn theo hai cách sau:
Xe thứ nhất: đi theo đường thẳng từ A đến B, do đường xấu nên vận tốc trung bình của xe là 40 km/h.
Xe thứ hai: đi theo đường thẳng từ A đến C với vận tốc trung bình 60 km/h, rồi đi từ C đến B theo đường cung nhỏ CB ở chân núi với vận tốc trung bình 30 km/h (3 điểm A, O, C thẳng hàng và C ở chân núi). Biết đoạn đường AC dài 27 km và góc ABO = 90 độ.
a) Tính độ dài quãng đường xe thứ nhất đi từ A đến B.
b) Nếu hai xe cứu thương xuất phát cùng một lúc tại A thì xe nào thì xe nào đến vị trí tai nạn trước?
[ads]
+ Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB và E là điểm tùy ý trên nửa đường tròn đó (E khác A, B). Lấy điểm H thuộc đoạn EB (H khác E, B). Tia AH cắt nửa đường tròn tại điểm thứ hai là F. Kéo dài tia AE và tia BF cắt nhau tại I. ðường thẳng IH cắt nửa đường tròn tại P và cắt AB tại K.
a) Chứng minh tứ giác IEHF nội tiếp được đường tròn.
b) Chứng minh góc AIH = góc ABE.
c) Chứng minh: cosABP = (PK + BK)/(PA + PB).
d) Gọi S là giao điểm của tia BF và tiếp tuyến tại A của nửa đường tròn (O). Khi tứ giác AHIS nội tiếp được đường tròn, chứng minh EF vuông góc với EK.