Logo Header
  1. Môn Toán
  2. phương trình lượng giác cơ bản

phương trình lượng giác cơ bản

Nội dung phương trình lượng giác cơ bản

Bài viết hướng dẫn phương pháp giải và biện luận các phương trình lượng giác cơ bản: \(\sin x = m\), \(\cos x = m\), \(\tan x = m\), \(cot x = m.\)

1. Giải và biện luận phương trình lượng giác \(\sin x = m\)

Do \(\sin x \in \left[ { – 1;1} \right]\) nên để giải phương trình \(\sin x = m\) ta đi biện luận theo các bước sau:

• Bước 1: Nếu \(|m| /> 1\) thì phương trình vô nghiệm.

• Bước 2: Nếu \(|m| ≤ 1\), ta xét 2 khả năng:

Khả năng 1: Nếu \(m\) được biểu diễn qua \(sin\) của góc đặc biệt, giả sử \(\alpha \), khi đó phương trình sẽ có dạng: \(\sin x = \sin \alpha \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \alpha + k2\pi \\

x = \pi – \alpha + k2\pi

\end{array} \right.\) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Khả năng 2: Nếu \(m\) không biểu diễn được qua \(sin\) của góc đặc biệt, khi đó đặt \(m = \sin \alpha \). Ta có: \(\sin x = \sin \alpha \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \alpha + k2\pi \\

x = \pi – \alpha + k2\pi

\end{array} \right.\) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Chú ý: Nếu \(α\) thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l}

– \frac{\pi }{2} \le \alpha \le \frac{\pi }{2}\\

\sin \alpha = m

\end{array} \right.\) thì ta viết \(\alpha = \arcsin m.\)

Các trường hợp đặc biệt:

1. \(\sin x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k2\pi .\)

2. \(\sin x = – 1 \Leftrightarrow x = – \frac{\pi }{2} + k2\pi .\)

3. \(\sin x = 0 \Leftrightarrow x = k\pi .\)

Ví dụ 1: Giải phương trình: \(\sin (3x + \frac{\pi }{4}) = \frac{{\sqrt 3 }}{2}.\)

Do \(\sin \frac{\pi }{3} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\) nên: \(\sin (3x + \frac{\pi }{4}) = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\) \( \Leftrightarrow \sin (3x + \frac{\pi }{4}) = \sin \frac{\pi }{3}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

3x + \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\

3x + \frac{\pi }{4} = \pi – \frac{\pi }{3} + k2\pi

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

3x = – \frac{\pi }{4} + \frac{\pi }{3} + k2\pi \\

3x = \pi – \frac{\pi }{3} – \frac{\pi }{4} + k2\pi

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \frac{\pi }{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}\\

x = \frac{{5\pi }}{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}

\end{array} \right.\left( {k \in Z} \right).\)

Vậy phương trình có hai họ nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}

x = \frac{\pi }{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}\\

x = \frac{{5\pi }}{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}

\end{array} \right. (k \in Z).\)

Ví dụ 2: Giải phương trình \(\sin x = \frac{1}{4}.\)

Ta nhận thấy \(\frac{1}{4}\) không là giá trị của cung đặc biệt nào.

Ta có: \(\sin x = \frac{1}{4}\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \arcsin \frac{1}{4} + k2\pi \\

x = \pi – \arcsin \frac{1}{4} + k2\pi

\end{array} \right.\left( {k \in Z} \right).\)

Vậy phương trình có 2 họ ngiệm \(\left[ \begin{array}{l}

x = \arcsin \frac{1}{4} + k2\pi \\

x = \pi – \arcsin \frac{1}{4} + k2\pi

\end{array} \right.\left( {k \in Z} \right).\)

2. Giải và biện luận phương trình lượng giác \(\cos x = m\)

Ta biện luận phương trình \(\cos x = m\) theo \(m\):

Bước 1: Nếu \(\left| m \right| /> 1\) thì phương trình vô nghiệm.

• Bước 2: Nếu \(\left| m \right| \le 1\), ta xét 2 khả năng:

Khả năng 1: Nếu \(m\) được biểu diễn qua \(cos\) của góc đặc biệt, giả sử góc \(\alpha \), khi đó phương trình có dạng: \(\cos x = \cos \alpha \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \alpha + k2\pi \\

x = – \alpha + k2\pi

\end{array} \right.\) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Khả năng 2: Nếu \(m\) không biểu diễn được qua \(cos\) của góc đặc biệt, khi đó đặt \(m = \cos \alpha \), ta có: \(\cos x = \cos \alpha \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \alpha + k2\pi \\

x = – \alpha + k2\pi

\end{array} \right.\) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Chú ý: Nếu \(α\) thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l}

0 \le – \alpha \le \pi \\

\cos \alpha = m

\end{array} \right.\) thì ta viết \(\alpha = \arccos m.\)

Các trường hợp đặc biệt:

1. \(\cos x = 1 \Leftrightarrow x = k2\pi .\)

2. \(\cos x = – 1 \Leftrightarrow x = \pi + k2\pi .\)

3. \(\cos x = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi .\)

Ví dụ 3: Giải phương trình: \(\cos x = – \frac{1}{2}.\)

Do \( – \frac{1}{2} = \cos \frac{{2\pi }}{3}\) nên \(\cos x = – \frac{1}{2}\) \( \Leftrightarrow \cos x = \cos \frac{{2\pi }}{3}\) \( \Leftrightarrow x = \pm \frac{2\pi }{3} + k2\pi (k \in Z).\)

Vậy phương trình có 2 họ nghiệm \(x = \pm \frac{2\pi }{3} + k2\pi (k \in Z).\)

Ví dụ 4: Giải phương trình: \(3\cos (2x + \frac{\pi }{6}) = 1.\)

Ta có: \(3\cos (2x + \frac{\pi }{6}) = 1\) \( \Leftrightarrow \cos (2x + \frac{\pi }{6}) = \frac{1}{3}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

2x + \frac{\pi }{6} = \arccos \frac{1}{3} + k2\pi \\

2x + \frac{\pi }{6} = – \arccos \frac{1}{3} + k2\pi

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

x = \frac{{ – \pi }}{{12}} + \frac{{\arccos \frac{1}{3}}}{2} + k\pi \\

x = \frac{{ – \pi }}{{12}} – \frac{{\arccos \frac{1}{3}}}{2} + k\pi

\end{array} \right.\left( {k \in Z} \right).\)

Vậy phương trình có hai họ nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}

x = \frac{{ – \pi }}{{12}} + \frac{{\arccos \frac{1}{3}}}{2} + k\pi \\

x = \frac{{ – \pi }}{{12}} – \frac{{\arccos \frac{1}{3}}}{2} + k\pi

\end{array} \right.\left( {k \in Z} \right).\)

[ads]

3. Giải và biện luận phương trình lượng giác \(\tan x = m\)

Bước 1: Đặt điều kiện \(\cos x \ne 0\) \( \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \) \(\left( {k \in Z} \right).\)

• Bước 2: Xét 2 khả năng:

Khả năng 1: Nếu \(m\) được biểu diễn qua \(tan\) của góc đặc biệt, giả sử \(\alpha \), khi đó phương trình có dạng: \(\tan x = \tan \alpha \) \( \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \) \((k \in Z).\)

Khả năng 2: Nếu \(m\) không biểu diễn được qua \(tan\) của góc đặc biệt, khi đó đặt \(m = \tan \alpha \), ta được: \(\tan x = \tan \alpha \) \( \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Chú ý: Nếu \(α\) thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l}

– \frac{\pi }{2} < \alpha < \frac{\pi }{2}\\

\tan \alpha = m

\end{array} \right.\) thì ta viết \(\alpha = \arctan m.\)

Các trường hợp đặc biệt:

1. \(\tan x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\pi .\)

2. \(\tan x = – 1 \Leftrightarrow x = – \frac{\pi }{4} + k\pi .\)

3. \(\tan x = 0 \Leftrightarrow x = k\pi .\)

Ví dụ 5: Giải phương trình \(\tan x = \sqrt 3 .\)

Do \(\sqrt 3 = \tan \frac{\pi }{6}\) nên ta có: \(\tan x = \sqrt 3 \) \( \Leftrightarrow \tan x = \tan \frac{\pi }{6}\) \( \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{6} + k\pi \) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Vậy phương trình có 1 họ nghiệm \(x = \frac{\pi }{6} + k\pi \left( {k \in Z} \right).\)

Ví dụ 6: Giải phương trình \(\tan (\frac{\pi }{5} – x) = 2.\)

Điều kiện: \(\cos (\frac{\pi }{5} – x) \ne 0\) \( \Leftrightarrow \frac{\pi }{5} – x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \) \((k ∈ Z).\)

Ta có: \(\tan (\frac{\pi }{5} – x) = 2\) \( \Leftrightarrow \frac{\pi }{5} – x = \arctan 2 + k\pi \) \( \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{5} – \arctan 2 – k\pi \) \((k \in Z).\)

Vậy phương trình có một họ nghiệm \( x = \frac{\pi }{5} – \arctan 2 – k\pi \) \((k \in Z).\)

4. Giải và biện luận phương trình lượng giác \(\cot x = m\)

• Bước 1: Đặt điều kiện \(\sin x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne k\pi \) \(\left( {k \in Z} \right).\)

• Bước 2: Xét 2 khả năng:

Khả năng 1: Nếu \(m\) được biểu diễn qua \(cot\) của góc đặc biệt, giả sử \(\alpha \), khi đó phương trình có dạng: \(\cot x = \cot \alpha \) \( \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Khả năng 2: Nếu \(m\) không biểu diễn được qua \(cot\) của góc đặc biệt, khi đó đặt \(m = \cot \alpha \) ta được: \(\cot x = \cot \alpha \) \( \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Chú ý: Nếu \(α\) thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l}

– \frac{\pi }{2} < \alpha < \frac{\pi }{2}\\

\cot \alpha = m

\end{array} \right.\) thì ta viết \(\alpha = arccot m.\)

Các trường hợp đặc biệt:

1. \(\cot x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\pi .\)

2. \(co{\mathop{\rm t}\nolimits} x = – 1 \Leftrightarrow x = – \frac{\pi }{4} + k\pi .\)

3. \(\cot x = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi .\)

Ví dụ 7: Giải phương trình \(\cot (\frac{\pi }{4} – x) = \frac{1}{{\sqrt 3 }}.\)

Điều kiện \(\cos (\frac{\pi }{4} – x) \ne 0\) \( \Leftrightarrow \frac{\pi }{4} – x \ne k\pi \) \( \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{4} – k\pi \) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Ta có: \(\cot (\frac{\pi }{4} – x) = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\) \(⇔ \cot (\frac{\pi }{4} – x) = \cot \frac{\pi }{3}\) \( \Leftrightarrow \frac{\pi }{4} – x = \frac{\pi }{3} + k\pi \) \( \Leftrightarrow x = – \frac{\pi }{{12}} – k\pi \) \(\left( {k \in Z} \right)\) (thỏa mãn điều kiện).

Vậy phương trình có 1 họ nghiệm \( x = – \frac{\pi }{{12}} – k\pi \) \(\left( {k \in Z} \right).\)

Ví dụ 8: Giải phương trình \(\cot (4x + {35^o}) = – 1.\)

Điều kiện \(4x + {35^o} \ne k{180^o}\) \((k ∈ Z).\)

Ta có: \(\cot (4x + {35^o}) = – 1\) \( \Leftrightarrow \cot (4x + {35^o}) = \cot ( – {45^o})\) \( \Leftrightarrow 4x + {35^o} = – {45^o} + k{180^o}\) \( \Leftrightarrow 4x = – {80^o} + k{180^o}\) \( \Leftrightarrow x = – {20^o} + k{45^o}\) \((k \in Z).\)

Vậy phương trình có 1 họ nghiệm \( x = – {20^o} + k{45^o}\) \((k \in Z).\)