Tài liệu gồm 293 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Trương Ngọc Vỹ, phân dạng và tuyển tập các bài tập trắc nghiệm và tự luận chủ đề tính đơn điệu và cực trị của hàm số môn Toán 12 chương trình mới (Cánh Diều, Chân Trời Sáng Tạo, Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống).
CHỦ ĐỀ 1. XÉT TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ. ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ.
PHẦN A. TỰ LUẬN PHÂN DẠNG TOÁN.
+ Dạng 1. Xét tính đơn điệu và cực trị của hàm số y = f(x) khi biết hàm số y = f(x).
+ Dạng 2. Xét tính đơn điệu và cực trị của hàm số khi biết bảng biến thiên hoặc đồ thị hàm số y = f(x).
+ Dạng 3. Xét tính đơn điệu và cực trị của hàm số khi biết hàm số hoặc bảng biến thiên hoặc đồ thị của hàm số y = f'(x).
+ Dạng 4. Viết phương trình đường thẳng qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số.
+ Dạng 5. Ứng dụng thực tế của tính đơn điệu và cực trị của hàm số.
PHẦN B. TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN TỔNG HỢP GỒM BỐN PHẦN.
+ Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
+ Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai.
+ Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
+ Phần IV. Câu tự luận.
CHỦ ĐỀ 2. TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ Y = F(X) CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THAM SỐ.
PHẦN A. TỰ LUẬN PHÂN DẠNG TOÁN.
+ Dạng 1. Tìm tham số m để hàm số đơn điệu trên các khoảng xác định.
+ Dạng 2. Tìm tham số m để hàm số đơn điệu trên các khoảng cho trước.
+ Dạng 3. Tìm tham số m để hàm số có cực trị tại x0 biện luận cực trị của hàm số y = f(x) có liên quan đến tham số m.
+ Dạng 4. Tìm tham số m để hàm số có cực trị thoả mãn điều kiện cho trước của bài toán (liên quan hệ thức Viète).
PHẦN B. TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN TỔNG HỢP GỒM BỐN PHẦN.
+ Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
+ Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai.
+ Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
+ Phần IV. Câu tự luận.