toanmax.vn giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 6 tài liệu tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề góc, các bài toán được chọn lọc và phân loại theo các dạng toán, được sắp xếp theo độ khó từ cơ bản đến nâng cao, có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em tham khảo khi học chương trình Toán 6.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Góc.
1.1. Định nghĩa.
Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của 2 tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
– Góc xOy, kí hiệu là xOy; yOx AOB; BOA.
– Điểm O là đỉnh của góc. Hai tia Ox; Oy là các cạnh của góc.
– Đặc biệt, khi Ox; Oy là hai tia đối nhau, ta có góc bẹt xOy.
Chú ý khi viết tên góc: Dùng 3 chữ để viết các góc, chữ ở giữa là đỉnh của góc; hai chữ hai bên cùng với chữ ở giữa là tên của hai tia chung gốc tạo thành hai cạnh của góc. Trên ba chữ của tên góc có kí hiệu.
1.2. Vẽ góc.
– Vẽ đỉnh và hai cạnh của góc.
1.3. Điểm trong của góc.
– Điểm M nằm trong góc xOy thì được gọi là điểm trong của góc xOy.
– Điểm N và các điểm nằm trên cạnh của góc xOy không phải là điểm trong của góc xOy.
Nâng cao:
Công thức tính số góc khi biết n tia chung gốc 2 n n.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
2. Các dạng toán thường gặp.
Dạng 1: Nhận biết góc.
Phương pháp giải: Để đọc tên và viết kí hiệu góc, ta làm như sau:
Bước 1: Xác định đỉnh và 2 cạnh của góc.
Bước 2: Kí hiệu góc và đọc tên.
Lưu ý: Một góc có thể gọi bằng nhiều cách.
Dạng 2: Xác định các điểm trong của góc cho trước.
Phương pháp giải:
– Điểm M nằm trong góc xOy thì được gọi là điểm trong của góc xOy.
– Điểm N và các điểm nằm trên cạnh của góc xOy không phải là điểm trong của góc xOy.
Dạng 3: Đếm góc, tính số góc khi biết số tia và ngược lại.
Phương pháp giải: Để đếm góc tạo thành từ n tia chung gốc cho trước, ta thường làm theo các cách sau:
Cách 1: Vẽ hình và đếm các góc tao bởi tất cả các tia cho trước.
Cách 2: Sử dụng công thức tính số góc khi biết n tia.
File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG