toanmax.vn giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 12 đề kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Toán 12 năm học 2024 – 2025 sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương. Đề thi có đáp án mã đề 5105 – 6210 – 8312 – 9439.
Trích dẫn Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 Toán 12 năm 2024 – 2025 sở GD&ĐT Bình Dương:
+ Lớp 12A có 30 học sinh, trong đó có 17 bạn nữ còn lại là nam. Có 3 bạn tên An, trong đó có 1 bạn nữ và 2 bạn nam. Thầy giáo gọi ngẫu nhiên 1 bạn lên bảng. Tính xác suất để bạn được gọi tên An, với điều kiện bạn đó là nam. (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
+ Khi đặt hệ tọa độ Oxyz vào không gian với đơn vị trên trục tính theo kilômét, người ta thấy rằng một không gian phủ sóng điện thoại có dạng một hình cầu (S) (tập hợp những điểm nằm trong và nằm trên mặt cầu tương ứng). Biết mặt cầu (S) có phương trình: x2 + y2 + z2 – 2x – 4y – 6z + 5 = 0. Khoảng cách xa nhất giữa hai vùng phủ sóng là bao nhiêu kilômét?
+ Các nhà khoa học nghiên cứu sự xuất hiện của các siêu tân tinh (là một vụ nổ cực kỳ mạnh mẽ đánh dấu cái chết của một ngôi sao). Theo dữ liệu thu thập được, 2% các sao trong thiên hà có thể phát nổ thành siêu tân tinh trong suốt vòng đời của chúng. Tuy nhiên, nếu một sao là một sao khổng lồ đỏ thì xác suất nó sẽ phát nổ thành siêu tân tinh là 10%. Nếu sao đó không phải là sao khổng lồ đỏ thì xác suất phát nổ thành siêu tân tinh chỉ là 1%. Ta kí hiệu: R : “Sao là sao khổng lồ đỏ (Red giant)”, R : “Sao không phải là sao khổng lồ đỏ”. S : “Sao phát nổ thành siêu tân tinh (Supernova)”. a) P(S) = 0,02. b) Xác suất sao phát nổ thành siêu tân tinh nếu là sao khổng lồ đỏ là P(S|R) = 0,10. c) Xác suất sao phát nổ nếu không phải sao khổng lồ đỏ là P(R|S) = 0,01. d) Xác suất sao phát nổ thành siêu tân tinh thực sự là sao khổng lồ đỏ là: P(R|S) = 55,6% (kết quả này đã làm tròn đến hàng phần chục).
File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG